Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2019

Các bước làm cửa nhôm cơ bản bạn cần biết



Để sản xuất cửa nhôm đúng kỹ thuật, đảm bảo tính thẩm mỹ công đoạn cắt nhôm là rất quan trọng. Nếu bạn đang muốn theo học cách làm cửa nhôm đúng quy trình kỹ thuật thì bạn nên theo dõi hướng dẫn chi tiết các bước làm cửa nhôm sau đây:

Hướng dẫn chi tiết các bước làm cửa nhôm đúng kỹ thuật

Bước thứ nhất: cắt nhôm:

Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất để có thành phẩm đẹp, chuẩn kỹ thuật. Để chuẩn bị cho bước này bạn cần kiểm tra lại bản vẽ kỹ thuật cẩn thận. Lấy các thanh nhôm cần cắt sắp xếp đúng quy định để thanh nhôm không bị trầy xước. Theo kích thích của bản vẽ người thợ sẽ cắt nhôm theo kích thước chuẩn, cắt chéo 1 đầu hay 2 đầu, …

Để bước cắt nhôm chính xác nhất rất cần sự hỗ trợ đắc lực của máy cắt nhôm 2 đầu hoặc máy cắt nhôm 1 đầu. Thao tác với máy bắt buộc phải đúng theo trình tự quy định, ưu tiên cắt thanh dài trước, thanh ngắn sau để đảm bảo tận dụng tối đa giá trị của các thanh nhôm lựa chọn. Những thanh nhôm độ dài nhỏ hơn 300 mm có thể cho phép cắt hủy.

Xem thêm: ưu điểm của máy cắt nhôm 2 đầu tích hợp cắt ke
Báo giá chi tiết dây chuyền sản xuất cửa nhôm xingfa

Với những sản phẩm yêu cầu gia công hàng loạt thì bạn nên cắt thử 1 đến 2 thanh xem xét kích thước chuẩn hay chưa, nếu đạt chuẩn thì có thể tiếp tục cắt tiếp 15 – 20 thanh tiếp theo. Còn với sản phẩm đơn lẻ thì chắc chắn kiểm tra từng thanh để tránh sai xót, mất thời gian.

Bước thứ hai: đục lỗ khóa:

Phần ổ khóa cửa nằm ở phần nhôm vì thế làm khung nhôm không thể bỏ qua bước đục lỗ khóa. Người thợ khi khoan cần khoan cả lỗ thoát nước và lỗ lắp khóa.

Với lỗ thoát nước người thợ khoan phải có bản thiết kế trước để khoan theo đúng chiều mở vào trong hay mở ra ngoài. Lỗ thoát nước ở cửa mở vào trong sẽ nằm ở thanh khung phía dưới cửa còn với cửa trượt thì lỗ thoát nước phải nằm ở phần thanh khung phía dưới cửa.

Khoan lỗ lắp khóa không được sai lệch tâm quá +1mm hoặc -1mm. Nếu cửa nhôm kính là cửa đi thì lỗ ổ khóa cần phải khoan ở trước còn lỗ lắp tay phải khoan ở phía sau. Khoảng cách từ dưới lên 1m với lỗ lắp tay là phù hợp nhất.

Bước thứ 3: ép góc:

Trong công đoạn gia công cửa nhôm kính không thể bỏ qua bước ép góc. Thợ cửa sẽ tiến hành đưa thanh nhôm vào máy ép góc và thực hiện thao tác với máy.

Bước 4: lắp ráp khung cửa:

Khâu lắp ráp là bước cuối cùng trong cách làm khung cửa nhôm kính. Bạn tiến hành đo, khoan lỗ để bắt bản lề theo chiều mở của cửa. Trước hết bản lề thích hợp với cửa nhôm thường là loại bản lề 3D. Phần bản lề phía trên phải lắp ở vị trí tính từ mép trên khung cửa xuống khoảng từ 180mm – 200mm. Phần bản lề vị trí dưới cửa thì khoảng cách từ mép dưới khung cửa lên trên khoảng 180mm – 200mm. Nếu cửa nhôm lắp thêm bản lề nằm ở giữa thì khoảng cách là trung điểm của 2 bản lề dưới và bản lề trên.

Với cửa nhôm cánh trượt, cửa có lắp bánh xe cần lắp phần dưới cánh cửa. Thanh nẹp khóa của cánh cần lắp thêm tay nắm chốt cho chính xác rồi mới mang lắp vỏ ổ khóa. Dùng miếng giảm chấn ở cánh cửa trượt vào thanh đứng của cánh, thông thường lắp 2 miếng ở vị trí trên và dưới. Miếng giảm chấn trên lắp cánh góc trên xuống dưới 150mm, miếng giảm chấn dưới cũng cách góc khoảng cách 150mm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Báo giá máy phay rãnh thoát nước SCX02-3X60 tốt nhất miền Bắc

Công ty cổ phần Gopco Việt Nam chuyên cung cấp các loại máy gia công cửa nhôm, máy gia công cửa nhựa chính hãng giá tốt nhất thị trường.  ...